Chuyên trang tin tức thể thao | Tập thể thao Blog Võ thuật Hội nghị Ban chấp hành Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam lần thứ 1

Hội nghị Ban chấp hành Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam lần thứ 1


Tham dự hội nghị có ông Vương Bích Thắng – Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục thể dục thể thao. Ông Ngũ Duy Anh – Nguyên Vụ Trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên bộ Giáo dục và đào tạo. Ông Lâm Thanh Dũng – Phó Giám đốc Sở Văn Hoá Thể thao tỉnh Sóc Trăng; Phó Chủ tịch LĐLSR VN. Ông Đỗ Đình Điểm – Giám đốc TTHL và thi đấu TT tỉnh Nam Định; Phó chủ tịch LĐLSR VN. Ông Đỗ Đăng Khoa – Giám đốc TTHL và thi đấu TT tỉnh Cà Mau.

1

 Ban chấp hành Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Tại hội nghị Ban chấp hành Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam đã thông qua những báo cáo quan trọng, có tính chiến lược trong thời gian tới như: Quy chế hoạt động, quy chế tài chính, báo cáo của Ban chấp hành Liên đoàn về dự thảo Kế hoạch hoạt động năm 2024 cũng như công tác tập huấn trọng tài đáp ứng yêu cầu chuyên môn cho giải đấu.

 TS Phạm Quang Long, Chủ tịch Liên đoàn Lân sư rồng chia sẻ ý kiến với các đại biểu.

Nghệ nhân nhân dân Lân sư rồng ông Lưu Kiếm Xương đã giới thiệu phong trào Lân Sư Rồng Đông Nam Á và Châu Á cũng như phong trào Lân sư rồng quốc tế, đây là phát biểu mang tính định hướng cho sự phát triển lâu dài của môn nghệ thuật dân tộc với tinh lưu giữ, phát triển và quảng bá văn hóa.

 Ông Lương Tấn Hằng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam, Nghệ nhân nhân dân Lân sư rồng phát biểu về công tác trọng tài.

 Nghệ nhân nhân dân Lân sư rồng Lưu Kiếm Xương, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam phát biểu tại đại hội.

Trong thời gian thảo luận Ban chấp hành Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam đã nêu ra những dẫn chứng lịch sử về nguồn gốc nghệ thuật múa Lân sư rồng tại Việt Nam. Rồng tại Việt Nam xuất hiện ngay từ thủa rạng đông lịch sử của dân tộc với tên gọi Giao Long. Dân tộc ta mang dòng máu con Rồng cháu tiên với truyền thuyết Lạc Long, Âu Cơ. Từ ngàn xưa trong những bức tranh Đông hồ đều có ghi lại hình ảnh múa Lân sư rồng hay trên mặt trống Đồng đều trạm khắc hình Rồng. Theo truyền thống Việt Nam xưa, Lân trông giống một con sư tử cổ với chiếc đầu có sừng. Những bản tích xưa nhất còn lưu lại về Lân Việt Nam đã chứng minh cho sự phát triển lâu đời của bộ môn này.

Hình ảnh Lân sư rồng được thể hiện từ ngàn xưa trên những bức tranh Đông Hồ hay những bản tích xưa nhất còn lưu lại đến tận ngày nay.

Vì lẽ đó trong Hội nghị của Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam tất cả Uỷ viên thống nhất phục dựng, truyền bá và phát triển tính dân tộc trong thi đấu cũng như biểu diễn Lân sư rồng tại Việt Nam. Kết hợp múa Lân sư rồng với nhạc cụ dân tộc như đàn đá, đàn tranh, đàn T’rưng, Cồng chiêng Tây Nguyên, những bài trống trận của cha ông … đồng thời dựng lại những tích truyện lịch sử về những nhân vật anh hùng, những tích xưa của từng địa phương, cũng như những câu chuyện dân gian. Coi phát triển bên vững nhất là phát triển yếu tố tự tôn dân tộc, giữ lại cái hồn cốt của ông cha. việc lựa chọn hình mẫu Lân sư rồng, trang phục, tích truyện để xây dựng bài sẽ mang dấu ấn riêng của Việt Nam.

Ông Ngũ Duy Anh – Nguyên Vụ Trưởng Vụ Công tác Học sinh, sinh viên Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại đại hội.

Hội nghị Ban chấp hành Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam lần thứ 1 năm 2023 đã đưa ra định hướng cho sự phát triển lâu dài, lưu giữ những giá trị dân tộc, tích cực quảng bá truyền thống Việt trong xu thế phát triển mới.

 Tất cả ủy viên Ban chấp hành biểu quyết đồng ý kế hoạch của liên đoàn.

Cũng trong Hội nghị lần thứ nhất, Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam đã bầu bổ sung các Ủy viên Ban chấp hành nhiệm kỳ 1. Đó là ông Châu Minh Hay; ông Tăng Quảng Kiện, Phóng Viên Báo Sài Gòn Giải Phóng; ông Lê Chí Lành, Võ Đường Vovinam và Lân Sư Rồng Ninh Thuận.

Phú Sơn |
22:00 03/12/2023



Exit mobile version